Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận – Nhà khoa học với những công trình “thơ” sống mãi với thời gian
29/10/2018 | 94 Phản hồi

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ đã rất chân thành khi viết nên những ca từ “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”. Một tấm lòng cho mọi tấm lòng, một tấm lòng không phải để mong được ghi nhận, không mong được trả ơn và càng không phải để phô trương mà “để gió cuốn đi” – Thật thanh thản và bình yên! Đó là cảm nhận của tôi khi được gặp GS.VS Hoàng Quang Thuận – Viện trưởng Viện Khoa học Viễn thông, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; thành viên Hội đồng Giáo sư Đại học Kỷ lục Thế giới; Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới. Nhà khoa học ấy đã cống hiến trọn tuổi xuân của mình cho những công trình nghiên cứu có giá trị và những tác phẩm thơ đi vào lịch sử trường tồn mãi mãi với thời gian. Ông chính là dấu gạch nối độc đáo giữa hai lĩnh vực tưởng chừng như đối lập: Khoa học Viễn thông và Khoa học Xã hội. Song ở dù ở lĩnh vực nào đi nữa, những cống hiến của GS.VS Hoàng Quang Thuận đều mang đến những bước phát triển tích cực cho nền khoa học và giáo dục của nước nhà.

Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận

Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận

Hành trình “tìm kiếm” tri thức nhiều gian nan của người con xứ Quảng

Cuộc đời của ông như những thước phim quay chậm qua chính lời kể của chính mình. Một chút âm sắc trong giọng nói, ánh mắt ông nhìn xa xăm hồi tưởng về quá khứ, kể lại với tấm lòng hoài niệm nghĩa tình mãi mãi theo suốt cuộc đời ông về những người thầy, người anh, người chị đã giúp ông thuở hàn vi bước đầu trên con đường khoa học sau giải phóng Miền Nam 1975 nay đã đi xa không còn nữa, đó là GS.TS Lê Xuân Tú – Viện trưởng Viện sinh học Việt Nam; GS.TS Lê Thị Muội người chị hiền, con gái nguyên cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn; GS.TS Tăng Thiên Tư – Chủ nhiệm khoa Điện Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Bác sĩ Lê Tấn Thái – Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng; Bác sĩ Đinh Tiến Liệu – Chủ nhiệm khoa Răng hàm mặt Bệnh viện C Đà Nẵng; Bác sĩ Hoàng Thao – Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Đà Nẵng; Bác sĩ Nguyễn Văn Sâm – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng… Tất cả những kỷ niệm đó đã trở thành một phần ký ức riêng, một hành trang quý giá ông mang theo để bước vào đời.

GS.VS Hoàng Quang Thuận nhận hoa chúc mừng tại Lễ trao tặng bằng xác nhận Kỷ lục giá trị độc bản thế giới Hoa Lư Thi Tập

GS.VS Hoàng Quang Thuận nhận hoa chúc mừng tại Lễ trao tặng bằng xác nhận Kỷ lục giá trị độc bản thế giới Hoa Lư Thi Tập

GS.VS Hoàng Quang Thuận sinh ngày 5 tháng 5 năm 1953 trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại thôn Kinh Trừng, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình – nơi hội tụ giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của cả hai miền Nam – Bắc, có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Con người xứ Quảng vốn cần cù, chịu khó, nặng nghĩa thủy chung. Và GS.VS Hoàng Quang Thuận đã may mắn được tắm mình trong ánh sáng truyền thống của dòng họ và quê hương để sớm trở thành một người con ưu tú của đất nước. Theo bảng vàng ghi danh thì dòng họ Hoàng vốn có truyền thống văn hiến lâu đời, Mộc bản triều Nguyễn khắc ghi về dòng họ này là “nhiều đời liên tiếp đăng khoa”.

Chính vì vậy, ngay từ nhỏ cậu học trò Hoàng Quang Thuận đã sớm nuôi dưỡng ý chí và nghị lực để không ngừng quyết tâm vươn lên góp một phần công sức nhỏ bé tô thắm thêm vẻ đẹp của đất và con người Quảng Bình. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang chìm trong khói lửa chiến tranh, con đường từ nhà đến trường của ông gặp muôn vàn khó khăn, ông phải đi bộ hàng chục cây số để đến trường sơ tán, ban đêm học dưới căn hầm chữ A, với ngọn đèn dầu che ba phía tránh máy bay địch, thiếu thốn trăm bề. Thế nhưng, con đường tưởng như không thể ấy chưa bao giờ khiến cậu học trò Hoàng Quang Thuận phải nao núng, vẫn hàng ngày cắp sách tới trường miệt mài với con chữ.

Chàng thanh niên Hoàng Quang Thuận thời quân ngũ năm 1971

Chàng thanh niên Hoàng Quang Thuận thời quân ngũ năm 1971

Từ trường phái vật lý lý thuyết mới…

Ông đặc biệt yêu thích các môn khoa học tự nhiên, và dành tình yêu lớn nhất cho bộ môn Vật lý. Đây là môn học có tính tương tác và ứng dụng rất cao trong đời sống xã hội. Khi học đến một vấn đề nào đó ông đều liên hệ những điều tương tự, các sản phẩm tương quan trong cuộc sống và móc nối các hiện tượng lại với nhau. Ông luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” trước nhưng vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải lý giải bằng được – và chính những “tò mò” ấy đã giúp ông theo đuổi, nghiên cứu sâu về bộ môn khoa học này. Ông tâm sự: “Sau những buổi học, tôi tìm nhặt những viên pin đã hết điện, gom lại rồi cho và tro bếp ủ nóng, dùng các dây điện nối với bóng đèn làm bóng đèn lóe sáng. Những ánh sáng đầu tiên bắt nguồn từ dòng điện của những viên pin đã hết điện làm cho tôi thích thú”.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, trước hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm, cậu học trò Hoàng Quang Thuận sẵn sàng gác lại việc học để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ở chiến trường, là một người lính thông tin liên lạc ông nhặt những mảnh vỡ cây nhiệt đới của Mỹ, nhặt các linh kiện điện tử tranzito tụ điện – điện trở thay thế, sửa chữa các thiết bị thông tin liên lạc và lắp ráp thành những chiếc radio để nghe tin tức chiến cuộc. Chiến trường khốc liệt không làm ông vơi đi niềm đam mê với tri thức, khoa học.

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Vũ trụ Đúp-na năm 1986

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Vũ trụ Đúp-na năm 1986

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Matxcova năm 1986

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Matxcova năm 1986

Cuộc chiến tranh đã đi vào lịch sử như một khúc hùng ca. Mỗi tấc đất đã nhuốm đầy máu, mồ hôi và nước mắt của hàng ngàn chiến sĩ và trong chiến trường ấy, đã có biết bao đồng đội đã mãi mãi nằm lại nơi mảnh đất thiêng. Sau những ngày tháng chiến đấu ác liệt, sức khỏe của ông bị giảm sút do sức ép bom B52 buộc ông phải rời xa mặt trận trở về hậu tuyến. Trải qua những tháng ngày “nằm gai nếm mật”, trở về song ông vẫn luôn tâm niệm bản thân còn nhiều may mắn so với những đồng đội phải nằm lại nơi chiến trường. Thấm thía ý nghĩa sự hy sinh quên mình của đồng đội, của biết bao người con đất Việt đã ngã xuống, chàng chiến sĩ trẻ tự nhủ quãng đời còn lại phải sống và cống hiến hết mình, sống sao cho xứng đáng với cơ hội, niềm tin mà đồng đội ủy thác, sống cho cả những ánh nhìn đau đáu đã nằm lại nơi chiến trường đạn bom.

Người lính trẻ Hoàng Quang Thuận bước vào cánh cửa trường đại học và tiếp tục đam mê với khoa học Vật lý. Những năm tháng miệt mài ở giảng đường dưới sự dẫn dắt, chỉ bảo của những người thầy tận tâm, có trình độ chuyên môn cao, bản thân ông tự nhủ phải luôn nỗ lực hết mình để không phụ sự kỳ vọng và công lao dạy dỗ của thầy cô và cha mẹ. Tốt nghiệp đại học, ông được Nhà nước phân công công tác nghiên cứu và giảng dạy tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ). Những bài giảng của ông được truyền tải đến biết bao học trò bằng tất cả kiến thức sâu rộng, sự tâm huyết, lòng tận tụy của một nhà giáo yêu nghề. Ngoài ra, công tác nghiên cứu khoa học cũng là niềm đam mê bất tận của ông sau những giờ lên lớp.

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại biển Honolulu, Hawaii năm 1994

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại biển Honolulu, Hawaii năm 1994

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2000

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2000

GS.VS Hoàng Quang Thuận thăm Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ NASA Hoa Kỳ ngày 13/6/2018

GS.VS Hoàng Quang Thuận thăm Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ NASA Hoa Kỳ ngày 13/6/2018

Năm 1978, thầy giáo trẻ Hoàng Quang Thuận đã đánh dấu bước “chuyển mình” đầu tiên trong cuộc đời làm khoa học của mình, đó là ông đã nghiên cứu thành công thiết bị Định hướng miền QT2 (Quang Thuận thế hệ 2 và cũng là kỷ niệm tên đứa con trai đầu lòng Hoàng Quang Trung chào đời). Đây là thiết bị dùng xung điện một chiều để định hướng các miền cực của các tổ chức tế bào. Với vai trò ứng dụng công nghệ điện tử trong y học nên sau khi thử nghiệm thành công, thiết bị ông chế tạo ra đã được đưa vào ứng dụng tại nhiều bệnh viện như: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Quân y 268 – Quân khu 4. Và điều ý nghĩa hơn nữa khi công trình nghiên cứu đầu tay này đã mang lại cho ông Giải thưởng cao nhất của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) và được Nhà nước cấp bằng sáng chế.

Từ năm 1979 công trình nghiên cứu của ông được ứng dụng ở nhiều tỉnh miền Trung như Bệnh viện Quân khu IV, Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng… rồi mở rộng ra cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như: Bệnh viện Y học Dân tộc Việt Nam, Bệnh viện 115… Bên cạnh đó, ông hợp tác với tập đoàn Y khoa laser Hoa Kỳ nghiên cứu sâu hơn và hoạt động có hiệu quả, các nhà khoa học quốc tế đã tìm ra được những vấn đề rất thiết thực của đề tài này. Kết quả khả quan khẳng định dấu ấn cá nhân của ông cũng như sự đóng góp cho nền khoa học nước nhà.

GS.VS Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và GS.TS William A.Staples - Hiệu trưởng trường Đại học Houston ký kết văn bản hợp tác tại trường Đại học Houston Clear - Lake Texas Hoa Kỳ

GS.VS Hoàng Quang Thuận – Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và GS.TS William A.Staples – Hiệu trưởng trường Đại học Houston ký kết văn bản hợp tác tại trường Đại học Houston Clear – Lake Texas Hoa Kỳ

Sau thời gian nghiên cứu, ông nhận thấy rằng các miền điện cực của cơ thể bị bệnh thay đổi trở lại trạng thái bình thường sau khi ứng dụng thiết bị chữa bệnh điện tử QT2. Điện sinh học đã được các nhà khoa học trên thế giới tìm ra từ năm 1867 và đến năm 1903, Waller và Einthoven tìm ra dòng điện cơ tim, từ đó đến nay các nhà khoa học đã phát minh ra rất nhiều thiết bị dùng trong y học có kết quả tốt. Vì thế, ông quyết tâm làm thiết bị và tìm ra sơ đồ định hướng miền cực tế bào trên cơ thể sống giúp cho sức khỏe của con người và cộng đồng xã hội. Ông suy nghĩ trong vật lý một thanh nam châm mất từ tính các vùng từ cực hỗn loạn mất tính định hướng, sau khi được đưa vào một trường điện từ cực mạnh các miền cực được sắp xếp lại, thanh nam châm có từ tính trở lại. Đối với con người, thiên nhiên đã sắp xếp các vùng miền cực theo một quy luật nhất định và nó là một hệ thống điều khiển sinh học tuyệt vời. Não bộ được cung cấp một nguồn điện sinh học đó là sự co bóp của quả tim, nhà máy năng lượng điện sinh học cho cơ thể sống. Nếu các vùng điện cực sinh học thay đổi do những tác nhân bên ngoài cơ thể sẽ bị bệnh. Khi con người lành bệnh dưới tác động vật lý trị liệu, dưới tác dụng của thuốc điều trị các miền điện cực sinh học trở lại bình thường. Đó là quy luật của tạo hóa, với những tìm tòi, khám phá như vậy, ông đã tìm ra sơ đồ các vùng điện cực sinh học trên cơ thể sống, đưa vào ứng dụng có kết quả.

Dấu ấn cuộc đời làm nghiên cứu khoa học khi vừa tròn tuổi 32 ông bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ với đề tài: “Dòng điện hiệu ứng sinh học trên cơ thể sống”. Được sự giúp đỡ tận tình của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu – Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, GS.TS Lê Xuân Tú – Viện trưởng Viện sinh học và GS.TS Lê Thị Muội, ông đã có cơ hội học tập và hợp tác trao đổi khoa học với Viện Liên hợp Nghiên cứu Vũ trụ Đúp-na (Liên Xô cũ) về thiết bị hiệu ứng laze sinh học. Viện Đúpna gồm có 11 thành viên của các nước XHCN trong đó có Việt Nam. Đây là một thành phố khoa học nghiên cứu về hạt nhân nguyên tử và các vấn đề khoa học của vũ trụ hiện đại nhất Châu Âu.

Bà Kalpana Bourai – Đại diện Liên minh Kỷ lục Thế giới trao Kỷ niệm chương đến GS.VS Hoàng Quang Thuận

Bà Kalpana Bourai – Đại diện Liên minh Kỷ lục Thế giới trao Kỷ niệm chương đến GS.VS Hoàng Quang Thuận

Thành phố Đúp na xinh đẹp, hiền hòa và đậm chất thơ nằm trên bờ sông Vôn ga, cách Thủ đô Mát-xcơva khoảng 120 km về phía Bắc. Mùa thu, những hàng bạch dương cao ráo, dường như thẳng tắp, vô tận, tự nhuộm màu vàng màu đỏ cho từng nhành lá và rải khắp lối đi. Hàng thông xanh vươn tới trời và reo vang lên trường ca bất tận suốt cả mùa đông. Rồi tuyết tan, những chồi biếc lấp lánh cùng hoa Xiren tím nở ngào ngạt hương thơm. Cũng chính nơi đây đã đào tạo và trưởng thành của nhiều nhà khoa học lớn trên Thế giới cũng như của Việt Nam. Mỗi chuyến đi trở về, bằng tâm huyết của mình, ông trình bày những kiến thức và nhận thức mới cho các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau mở rộng kiến thức.

Ngày 22/01/1997 ông kí hợp tác khoa học “Ứng dụng dòng điện hiệu ứng sinh học trong cơ thể con người phục vụ cho y học bằng thiết bị điện tử kĩ thuật số” với GS. Nguyễn Tài Thu – Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam với mong muốn đưa những ứng dụng khoa học vào thực hành và sử dụng tại Viện Y học dân tộc Cổ truyền Việt Nam. Thiết bị điện tử HT-2LD là thiết bị kỹ thuật số thuộc đề tài “Hiệu ứng dòng điện sinh học trong cơ thể con người phục vụ cho y học” của ông được tiếp tục hợp tác nghiên cứu và phát triển với các nhà khoa học Đại học Y khoa Laser Hoa Kỳ. Và đến năm 2008, ông vinh dự được phong Giáo sư tại Hoa Kỳ cho đề tài trên.

GS.VS Hoàng Quang Thuận và Thân mẫu Nguyễn Thị Kim Yến 95 tuổi trong buổi lễ đón nhận kỷ lục Thế giới, ngày 5.5.2016 tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội - Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận

GS.VS Hoàng Quang Thuận và Thân mẫu Nguyễn Thị Kim Yến 95 tuổi trong buổi lễ đón nhận kỷ lục Thế giới, ngày 5.5.2016 tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội – Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận

GS.VS Hoàng Quang Thuận và phu nhân Phan Thị Kim Thanh - hậu duệ vương triều Nguyễn trong buổi lễ ngày 5/5/2016 tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội

GS.VS Hoàng Quang Thuận và phu nhân Phan Thị Kim Thanh – hậu duệ vương triều Nguyễn trong buổi lễ ngày 5/5/2016 tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội

Sự nghiệp khoa học của ông trải qua không ít những lần “chuyển mình”, mỗi lần “chuyển” là một lần bứt phát của bản thân. Ngoảnh đầu nhìn lại những thành tựu của ngày hôm nay, ông cảm thấy mình may mắn và biết hơn những người thầy, người anh, người chị… đã giúp đỡ ông trên con đường nghiên cứu không ít nỗi gian truân. Và ông luôn coi sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình như một món quà tri ân với Đất mẹ quê hương.

Sẽ là thiếu sót nếu chỉ nhắc đến GS.VS Hoàng Quang Thuận trong vai trò của một nhà khoa học, bởi ông còn là nhà quản lý tận tâm. Trên cương vị là Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông, điều quan trọng nhất theo ông, phải có cách nhìn mới, cách tư duy hoạt động của Viện chuyên môn, cách quản lý một cơ quan khoa học: kiên quyết song nhẹ nhàng, từ quản lý chuyển sang tự quản lý ở mỗi thành viên. “Nếu được lựa chọn lại đường đi của cuộc đời, tôi cũng sẽ chọn lại con đường mà tôi đã đi” – Câu nói của nhà quản lý Hoàng Quang Thuận khiến tôi (tác giả bài viết) càng thêm thán phục ông. Dù quản lý không phải con đường ông chọn, nhưng “vị khách” không mời đó đã chọn ông và khẳng định cái Tài và tấm lòng trân quý ở ông.

GS.VS Sunita Gandhi và GS.VS Hoàng Quang Thuận nhận cúp biểu tượng Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới

GS.VS Sunita Gandhi và GS.VS Hoàng Quang Thuận nhận cúp biểu tượng Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới

Hội đồng GS: Ngài Chủ tịch Biswaroop Roy Chowdhury trao bằng công nhận GS.VS Hoàng Quang Thuận là thành viên Hội đồng Giáo sư kiêm Hội đồng Cố vấn của Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

Hội đồng GS: Ngài Chủ tịch Biswaroop Roy Chowdhury trao bằng công nhận GS.VS Hoàng Quang Thuận là thành viên Hội đồng Giáo sư kiêm Hội đồng Cố vấn của Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

GS.VS Hoàng Quang Thuận, AHLĐ, GS.Nguyễn Tài Thu trong buổi lễ vinh danh “Nhà Quản lý theo tiêu chí đạo đức toàn cầu; Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến” của Liên hiệp UNESCO trao tặng ngày 23/4/2016

GS.VS Hoàng Quang Thuận, AHLĐ, GS.Nguyễn Tài Thu trong buổi lễ vinh danh “Nhà Quản lý theo tiêu chí đạo đức toàn cầu; Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến” của Liên hiệp UNESCO trao tặng ngày 23/4/2016

Những cống hiến không biết mệt mỏi của mình, GS.VS Hoàng Quang Thuận đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng nhiều khen thưởng cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Bằng khen của Quốc hội Philippines; Bằng khen của Thị trưởng thành phố Milpitas, California Hoa Kỳ; Bằng khen của Thị trưởng thành phố Pasay, Philippines; Bằng khen của Đại học Y khoa laze Hoa Kỳ… Bằng khen của các tỉnh thành trong cả nước, Kỷ niệm chương của Bộ Công an, Kỷ niệm chương của Hội chữ Thập đỏ Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác…

GS.VS Hoàng Quang Thuận trao bằng Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Ấn Độ

GS.VS Hoàng Quang Thuận trao bằng Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Ấn Độ

GS.VS Hoàng Quang Thuận trao đĩa vàng của Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới

GS.VS Hoàng Quang Thuận trao đĩa vàng của Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới

Ông Thomas Richard William Bain - Phó Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới và GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Lễ đón nhận Kỷ lục Thế giới tại núi Yên Tử cho cuốn sách Độc bản “Thi Vân Yên Tử”

Ông Thomas Richard William Bain – Phó Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới và GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Lễ đón nhận Kỷ lục Thế giới tại núi Yên Tử cho cuốn sách Độc bản “Thi Vân Yên Tử”

Người Thi sĩ Hoàng Quang Thuận và những tác phẩm “còn mãi với thời gian”

Hoàng Quang Thuận – một danh xưng rất quen và rất lạ! Ta biết một tâm hồn thơ sâu lắng và kín đáo, trong sáng và gợi hình của một triết lý tính – không, một tâm hồn thượng đạt thong dong qua hai tập thơ lớn: Thi Vân Yên Tử (1997); Hoa Lư Thi Tập (2010). Ta quen với một nhà khoa học nhiệt thành và tận tụy. Nhưng lạ ở chỗ “hai người” là một! Thế giới trong con người ấy là điểm gặp gỡ đặc sắc, hài hòa giữa khoa học và thơ ca.

Bài thơ “Vua Đinh Tiên Hoàng” được khắc vào Bia đá đặt ở chùa Bái Đính, Ninh Bình - Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận (trích “Hoa Lư Thi Tập”)

Bài thơ “Vua Đinh Tiên Hoàng” được khắc vào Bia đá đặt ở chùa Bái Đính, Ninh Bình – Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận (trích “Hoa Lư Thi Tập”)

Cảm nhận về chất thơ, hồn thơ của GS.VS Hoàng Quang Thuận, nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã viết trong bài giới thiệu về tập thơ Hoa Lư Thi Tập“Những câu thơ nhuốm vị thiền đưa ta vào cuộc du lịch tâm linh. Chứng tích và sự tích, xưa và nay, hư và thực, tất cả đan quyện sau lớp vỏ thời gian. Tác giả vừa đóng vai người dẫn chuyện, vừa là một người lĩnh xướng kéo ta lúc thì gần lại với cảnh, khi thì lại lùi xa, về với tiền nhân. Cứ như thế, trong bước đi u tịch, ta vừa gặp lịch sử lại vừa gặp chính ta. Âm điệu thơ, như một sự chủ ý không muốn có những thay đổi đột biến, nó giữ nhịp như tiếng mõ điểm sương, như giọng ngâm kinh vẳng ra từ biết bao thăng trầm của thế sự. Tôi muốn thay đổi cách đọc, chú ý đến toàn cảnh, quan tâm đến âm hưởng tổng quan, nâng niu cái mà tác giả muốn trao, nghe những điều mà người thơ muốn nói”.

Bởi không khó hiểu rằng một tâm hồn luôn rung động với quá khứ hẳn đầy trách nhiệm với hiện tại, say mê với cảnh sắc càng đắm đuối với con người. Những con người ở vào giao điểm bản lề hai triều đại Đinh – Lê thật nghĩa nặng tình sâu. Trước tác giả Hoàng Quang Thuận đã có nhiều người làm thơ theo kiểu tức cảnh sinh tình, nhưng cái quý ở đây là vừa có sự kỹ càng cụ thể của lịch sử, vừa giàu chất rung động tinh tế của thơ.

Với 2 tập thơ Thi Vân Yên Tử và Hoa Lư Thi Tập, GS. Hoàng Quang Thuận muốn gửi đến bạn đọc những phút chấn động linh giác của một nhà khoa học. Những giây phút chớp lóe, tức thời, rất dễ biến mất, may mắn thay ông đã kịp buộc giữ những vụt sáng hiếm hoi ấy lại, để hiện hình thành những nụ hoa ngôn ngữ trên tay độc giả.

Bài thơ “Chùa Lân” được khắc vào đá hoa cương đặt ở Chùa Lân - Yên Tử, TP Uông Bí, Quảng Ninh (trích “Thi vân Yên Tử”)

Bài thơ “Chùa Lân” được khắc vào đá hoa cương đặt ở Chùa Lân – Yên Tử, TP Uông Bí, Quảng Ninh (trích “Thi vân Yên Tử”)

Hai tập thơ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới bởi các nhà nghiên cứu có uy tín GS. Nguyễn Đình Tuyến (Houston Hoa Kỳ), dịch giả Thái Bá Tân (tiếng Anh), dịch giả Hoàng Hữu Đản (tiếng Pháp) và GS. David – Đại học Luxiana (Hoa Kỳ). Sau đó, GS. David đã xin phép ông đưa Thi Vân Yên Tử vào giảng dạy trong trường Đại học của ông ấy ở Mỹ. Ông ấy tin rằng, bạn đọc thế giới sẽ phần nào hiểu được ý nghĩa của tập thơ. Năm 2008, trường Đại học Quảng Bình tổ chức Hội thảo với hơn 100 bài tham luận, trường đã chọn ra 21 tham luận đưa vào kỷ yếu “Hội thảo Thi Vân Yên Tử với Hoàng Quang Thuận”.

Năm 2011, cuốn sách “Độc bản Thi Vân Yên Tử” được viết bằng thư pháp và minh họa ảnh do các nghệ sĩ trên cùng tác giả thực hiện. Cuốn sách nặng 120kg, kích thước 125 x 80 x 16, dày 300 trang, bìa bằng gỗ gụ, ở giữa có hình Chùa Đồng. Năm 2012, cuốn sách Độc bản này được xác lập kỷ lục Việt Nam và kỷ lục Châu Á, được trao tặng cho Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Ngày 22/9/2013, tại núi thiêng Yên Tử, thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh cuốn sách Thi Vân Yên Tử đã được Đại học Kỷ lục Thế Giới WRU xác lập tôn vinh giá trị kỷ lục “Cuốn sách là một tài sản quốc gia lưu trữ các giá trị đích thực và danh thắng tuyệt vời của Yên Tử, giúp lưu giữ các hình ảnh quan trọng và các giá trị văn hóa tinh thần cho thế hệ sau”.

Ông Thomas Richard William Bain – Phó Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới nhận định: “Vinh danh cho tập thơ Thi Vân Yên Tử của GS. VS Hoàng Quang Thuận, Đại học Kỷ lục Thế giới tin rằng cũng đã vinh danh cho tất cả những người Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và sáng tạo một nền nghệ thuật mạnh mẽ nhưng vẫn bám rễ trên mảnh đất cổ xưa của mình”. Với Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước thì nhận xét: “Ông có vài trăm bài thơ, bài nào đọc cũng đều có tư tưởng phản ánh đúng cái cốt cách, phản ánh đúng cái tâm linh và phản ánh được mây gió ngàn gắn với các vị trí, điển tích của Yên Tử… đây là điều kỳ lạ”. Và cũng với cuốn sách này, GS. VS Hoàng Quang Thuận – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục gia Châu Á – Kỷ lục gia Thế giới là người Việt Nam đầu tiên sở hữu kỷ lục về giá trị nội dung, kỷ lục thế giới WRU. Năm 2012, Tạp chí Nhà văn, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” với 21 tham luận của các nhà phê bình văn học trong nước.

Sách độc bản “Thi Vân Yên Tử” và “Hoa Lư Thi Tập” được xác lập Kỷ lục Thế giới

Sách độc bản “Thi Vân Yên Tử” và “Hoa Lư Thi Tập” được xác lập Kỷ lục Thế giới

Niềm tự hào đặc biệt hơn cả là vào ngày 5/5/2016 tại di tích Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội (di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận), UBND TP. Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ đón nhận bằng xác lập kỷ lục thế giới do Liên minh Kỷ lục Thế giới – WorldKings trao tặng cho cuốn sách Sử Thi Hoa Lư Thi Tập của GS.VS Hoàng Quang Thuận (Cuốn sách Độc bản Sử Thi Hoa Lư Thi Tập GS. Hoàng Quang Thuận đã tặng UBND Thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010). Sau khi UBND TP. Hà Nội nhận trao tặng bằng kỷ lục thế giới. Cuốn sách Độc bản Sử Thi Hoa Lư Thi Tập được trưng bày tại bảo tàng Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội để bạn bè trong nước và du khách trên thế giới tham khảo. Tác phẩm thơ thể hiện trí tuệ, hòa quyện của tâm hồn vượt qua không gian và thời gian.

Nghìn năm mưa nắng với đất trời
Thành cổ Hoa Lư giữa mây trôi
Vách núi dựng cao trời đất nước
Cờ lau gió thổi mãi không thôi

(trích Hoa Lư Thi Tập)

Bằng xác lập Kỷ lục giá trị độc bản thế giới ‘Sử thi Hoa Lư thi tập

Bằng xác lập Kỷ lục giá trị độc bản thế giới ‘Sử thi Hoa Lư thi tập

Riêng với “Ngọa Vân Yên Tử” là một phần của tập “Thi Vân Yên Tử” (gồm 80 bài). Phải nói rằng đây là tập thơ viết về phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và Phật tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây hơn 700 năm trước vua Trần Nhân Tông sau 2 lần lãnh đạo nhân dân Đại Việt đại thắng Nguyên Mông lên Yên Tử tu hành lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đạo Phật Việt Nam.

Minh quân Hoàng đế Trần Nhân Tông
Đức Vua hiển Phật đời nhà Trần
Thắng giặc Nguyên Mông tu cõi Phật
Lưu đời đệ nhất tổ Trúc Lâm

(trích Thi Vân Yên Tử)

GS.VS Hoàng Quang Thuận trao tặng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cuốn sách độc bản “Thi Vân Yên Tử”

GS.VS Hoàng Quang Thuận trao tặng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cuốn sách độc bản “Thi Vân Yên Tử”

Còn với Hoa Lư thi tập – tập thơ vịnh cảnh cố đô Hoa Lư lấy cảm hứng từ một chuyến hành hương của tác giả tới cố đô Hoa Lư, nơi hơn 1.000 năm trước Đinh Bộ Lĩnh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, định đô và xây dựng vương triều phong kiến nhà Đinh, đã ghi một dấu mốc vô cùng ý nghĩa cho thơ Việt Nam trên thi đàn thế giới. Tác phẩm văn học nghệ thuật này gồm 121 bài thơ, đem đến cho người đọc cái nhìn rõ và sâu hơn về nền văn hóa truyền thống của Việt Nam qua các triều đại: nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý, với các địa danh hang động kì ảo, các thung lũng thần tiên nơi địa linh nhân kiệt, nơi ghi lại những trang sử bi hùng của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, thời kỳ phá Tống, bình Chiêm của nhân dân Đại Cồ Việt:

Phá Tống bình chiêm thân chinh Nam
Hoàng Đế ra quân dưới nắng vàng
Sử xanh ghi lại người ra trận
Non sông bờ cõi sạch Phiên bang

(trích Hoa Lư Thi Tập)

Ngài Thomas Richard William Bain – Phó Chủ tịch Liên minh Kỷ lục thế giới trao Bằng xác lập Kỷ lục giá trị độc bản thế giới “Sử thi Hoa Lư thi tập” đến Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý

Ngài Thomas Richard William Bain – Phó Chủ tịch Liên minh Kỷ lục thế giới trao Bằng xác lập Kỷ lục giá trị độc bản thế giới “Sử thi Hoa Lư thi tập” đến Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý

Năm 2010, vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tập thơ đã được nghệ sĩ thư pháp Trần Quốc Ẩn, nhiếp ảnh gia Phạm Tú và ông làm thành cuốn sách độc bản Hoa Lư Thi Tập. Cuốn sách nặng 54 kg, kích thước 109 x 70 x 10 dày 270 trang, bìa bằng gỗ gõ đỏ và đạt kỷ lục Việt Nam.

Nhắc đến những đứa con tinh thần của mình, GS.VS Thuận tâm sự “Với tôi đó là một sự thăng hoa, tôi hoàn toàn viết trong vô thức. Nhiều bài thơ tôi làm trên giấy trắng có chữ ký của nhà thơ Dương Kỳ Anh, và trong thời gian ngắn, nếu chỉ chép lại thôi cũng khó, cũng sẽ sai chứ đừng nói là làm…”. Và “Tôi nghĩ tác phẩm này nhắc nhở chúng ta rằng, đất nước ta có truyền thống hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước từ ngàn năm. Chúng ta không thể nào quên được, trong mỗi dòng máu của người dân Việt Nam đã có lòng yêu nước và nhắc nhở chúng ta phải bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc không phải hôm nay mà từ ngàn xưa của cha ông để lại…”.

Trí tuệ và tài năng là thế nhưng ông một mực khiêm nhường chỉ nhận mình là “lữ khách dạo chơi trên thi đàn thơ ca”. Nhưng có lẽ giới chuyên môn hay độc giả yêu thơ chắc chắn sẽ tự hào, kính trọng bởi trên bầu trời nghệ thuật đương đại xuất hiện một thi nhân như ông – GS.VS, Thi sĩ Hoàng Quang Thuận.

Thơ của ông rất lạ về nhịp phách, thể loại thơ, nhưng mỗi từ mỗi câu được chắt lọc từ cảm xúc dạt dào của trái tim, sự rung động bất tận trong tâm tưởng của người nghệ sĩ, và lối dẫn hư ảo, hư vô vào không gian huyền bí, phật tích:

Tháp Cổ

Tháp cổ rêu phong lăng mộ cổ
Mơ màng chiêm ngưỡng cảnh sườn nam
Ở cuối hồi chùa, cây sung cổ
Chùm đỏ, chùm xanh dưới nắng vàng

(trích Thi Vân Yên Tử)

Mỗi câu luôn đậm đầy chất thiền và mang lại cho ta xúc cảm diệu kỳ của sự giải thoát, thi tính, thi chất và thiền tính vọng lên như tiếng nhạc du dương. Có thể thấy những ý thơ, nét thơ đơn sơ, giản dị nhưng ngưng tụ cả vẻ cổ kính, thâm u:

Gióng giã chuông chùa vọng xa xăm
Sạch bụi trần ai, ánh trăng rằm

(trích Thi Vân Yên Tử)

Và để thấy rằng đức Phật chẳng ở đâu xa, mà ngài ở ngay trong tâm tư, trí giác của chúng ta. Hữu hình hay vô hình mọi chúng sinh đều niệm Phật, cõi Phật hiện hữu trong Tâm:

Gió reo thánh thót những cung đàn
Chùa Đồng Yên Tử trời đất Phật
Ưu phiền trần tục thảy tiêu tan

(trích Thi Vân Yên Tử)

Mọi ranh giới bị xóa bỏ, cõi vô cùng mà hữu cùng, hữu cùng mà lại vô cùng:

Ngân nga chuông vọng chiều xa vắng
Cung nữ ngàn xưa tiếng thở than

(Chùa giải oan – Thi Vân Yên Tử)

Lăn tăn gợn sóng làn thu thủy
Tiếng gà xao xác cả tầng mây

(Hồ thu Yên Trung – Thi Vân Yên Tử)

Những vần thơ của tác giả cho thấy ông là người thích thiền, biết cách thiền và chất thiền đậm nét trong mỗi ý thơ, câu thơ. Nói như nhà thơ Ngô Văn Phú “một nhà khoa học không phải là nhà thơ chuyên nghiệp mà khi đối cảnh sinh tình, hơi thở của thiền học đã nhuần thấm vào cảm hứng trinh nguyên trước một danh thắng nổi tiếng hàng mấy trăm năm”.

Giường trúc hương thơm một chén trà
Vui thú thần tiên chỉ có ta
Hổ xám nằm chơi bên bờ đá
Chim muôn chiều tối đến dâng hoa

(Đêm mơ – Thi Vân Yên Tử)

Bóng ai câu cá bên sườn núi
Có phải người xưa hóa ngư ông
Tiều phu mải miết đi tìm củi
Mây vàng che mát cả dòng sông

(Bến Thánh – Hoa Lư Thi Tập)

Chỉ có thể là có tâm thiền mới có thế thẩm thấu của tri âm với thuật ngữ Phật học như thế. Sự an định tâm hồn, lắng sâu trong thiền định. Pháp giới duyên sinh mãi mãi vận hành, bởi tự thể của nó là là vô ngã, vô sinh, vượt khỏi vô lượng bởi thời gian và không gian, vô lượng quá khứ, vị lai hiện diện và vô lượng gần xa. Ông như không còn là chính mình mà như người xưa trở lại chốn cũ, từng tiếng vang vọng, hư không ấy như lời của người xưa viết lại:

Đồi thông am nhỏ dựng Thanh Phong
Tiếng mõ kinh chiều giữa hư không
U tịch chiều xưa niềm hoan lạc
Trăng vờn gió đập cửa chùa thông

(trích Thi Vân Yên Tử)

Từng con chữ, từng điệu thơ hư vô dìu dặt như tiếng kinh cầu của đức thánh quân vương từ ngàn xưa vọng về, đâu là cõi mộng, đâu là cõi mơ, đâu là trần gian bể khổ. Chỉ có thể là thơ thiền, chỉ có thể là người có tâm hồn quảng đại mới gieo vào lòng người ý nhạc lời thơ đến từng hơi thở, từng ngõ ngách cảm xúc.

Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng

(trích Thi Vân Yên Tử)

Tiếng thơ của thi sĩ đưa chúng ta vào cõi sắc sắc không không bồng lai tiên cảnh, lúc lại ru ngủ ta giữa chốn hồng hoang non xanh nước biếc, gột rửa tâm hồn đục trong chỉ còn lại vô hình và hữu hình, đương thời và tiền kiếp.

Hang Thong Thày

Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi
Bầu vú căng tròn sữa vẫn rơi
Sư tử chầu bên không lay động
Voi thiền mắt nhắm nước sông trôi

(trích Hoa Lư Thi Tập)

GS.VS Hoàng Quang Thuận cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Thành phố Hà Nội và các đại biểu tại Lễ trao giải bằng Kỷ lục thế giới cho cuốn sách độc bản “Sử thi Hoa Lư thi tập” do Liên minh Kỷ lục thế giới – WorldKings tổ chức ngày 5/5/2016, tại di tích Hoàng Thành Thăng Long

GS.VS Hoàng Quang Thuận cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Thành phố Hà Nội và các đại biểu tại Lễ trao giải bằng Kỷ lục thế giới cho cuốn sách độc bản “Sử thi Hoa Lư thi tập” do Liên minh Kỷ lục thế giới – WorldKings tổ chức ngày 5/5/2016, tại di tích Hoàng Thành Thăng Long

Có thể thấy rằng, nếu không phải là người trí tuệ, trái tim đa cảm, cốt cách từ bi nhân đức thì khó mà đúc kết được những giá trị nghệ thuật chạm đến cảnh giới của chân lý đến thế.

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đọc tập thơ “Thi Vân Yên Tử” của GS.VS Hoàng Quang Thuận đã cảm nhận: “Đọc những bài thơ hay đượm gió ngàn cao, thấm nguồn suối núi, những bài thơ của một con người đầy tư tưởng nhân văn” Tết Giáp Thân 2004.

Và có lẽ hàng triệu trái tim người con đất Việt không thể quên, trước giây phút vĩnh biệt vị Đại Tướng vĩ đại về với đất mẹ Quảng Bình, GS.VS Hoàng Quang Thuận đã đọc bài thơ “Nhớ mãi chiều xuân” do tự ông sáng tác để tri ân đến một tượng đài của dân tộc trước khi Người bước vào cõi vĩnh hằng.

Nhớ mãi chiều xuân

Có phải người thật đó bác Văn
Thật hay mơ
Con người huyền thoại
Thật hay mơ
Chiều xuân nay nhớ mãi
Giọng Quảng Bình
Bác nói ấm không gian
Ngoài hiên xuân
Dưới ánh nắng vàng
Đôi chim nhỏ chuyền cành
Ca hát mãi
Quảng Bình ơi
Một người con huyền thoại
Đã đi vào lịch sử hành tinh
Quảng Bình ơi
Mảnh đất anh linh
Kiến Giang ơi
Dòng sông xanh mát
Hãy lắng nghe lòng ta ca hát
Một chiều xuân gặp
Bác Sao nghe lòng
Thổn thức rưng rưng
Thật hay mơ
Ta gặp vị anh hùng
Tóc bạc trắng
Một thời binh lửa
Thật hay mơ
Lòng ta không biết nữa
Ánh nhân từ
Mắt Bác phủ mênh mông
Bác Văn ơi
Con nhớ mãi chiều xuân

Bao năm qua, những vần thơ ông viết năm nào tặng vị Đại tướng của thời đại vẫn cứ thế da diết đi vào nỗi nhớ, như lắng đọng của tình cảm kính yêu, sự thổn thức tận cùng tâm can.

Người gieo trồng những “hạt giống” thiện lương tỏa bóng mát nhân văn

GS.VS Hoàng Quang Thuận tặng cầu vượt lũ cho quê hương ngày 20-12-2014

GS.VS Hoàng Quang Thuận tặng cầu vượt lũ cho quê hương ngày 20-12-2014

Là một nhà khoa học tài năng, một nhà thơ lớn nhưng GS.VS Hoàng Quang Thuận luôn sống giản dị và chân thành. Đối với ông, sự nghiệp nghiên cứu khoa học là lý tưởng, là đam mê và là trách nhiệm của một người con đối với truyền thống gia đình, dòng họ. Ông đã nỗ lực để thành công, và ông luôn muốn chia sẻ những thành quả cuộc đời mình cho cộng đồng xã hội, cho những mảnh đời bất hạnh. Nghĩ về quê hương, ông đau đáu những nỗi lòng – mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió với những con người mạnh mẽ, thật thà, chất phác nhưng vẫn chịu nhiều khổ đau mất mát bởi chiến tranh, thiên tai,… một tình yêu thương vô bờ bến. Đó chính là tấm lòng sâu thẳm của người con Lạc cháu Hồng được truyền đời này qua đời khác về dòng máu vị tha ấy. Ông đã gieo hàng trăm hàng ngàn “hạt mầm” thiện nguyện và nhân ái khắp mọi nơi như mổ mắt miễn phí cho người nghèo, cứu trợ bà con bị bão lũ thiên tai, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tặng các thiết bị y tế và hệ thống phần mềm tác nghiệp cho một số tỉnh, bệnh viện, trường học,… Cụ thể, năm 2006 ông tặng 2 phần mềm 3CMS (Content Managemant System-quản trị nội dung và Bizreg – đăng ký cấp phép kinh doanh qua mạng) tổng trị giá khoảng 8 tỷ cho 4 tỉnh Đồng Nai, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ; tặng hệ thống phần mềm cho bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM; năm 2017, ông đại diện cho Viện Công nghệ Viễn thông trao tặng phần mềm phục vụ xây dựng chính quyền điện tử cho tỉnh Quảng Bình trị giá 3 tỷ đồng; phối hợp với Công ty ASIA PACIPIC TRADING COPORATION hiệp hội VABAT ủng hộ các tỉnh miền trung bị thiệt hại do cơn bão số 8 (năm 2006) 54 tấn gạo và 6.000 thùng mỳ ăn liền, tặng các thiết bị y tế giá hơn 100.000 USD cho một số bệnh viện các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Phước,…; tặng 3000 ca mổ mắt miễn phí trong cả nước, vận động tài trợ hàng trăm ca mổ tim miễn phí, đặt sten mạch vành cứu sống nhiều người nghèo. Không những thế, ông cùng với AHLĐ Lê Văn Kiểm – CT HĐQT Công ty Golf Long Thành và báo CAND tặng 20 tấn gạo cho tỉnh Quảng Bình, vận động ủng hộ đồng bào bão lũ 6 tỷ đồng.

GS.VS Hoàng Quang Thuận tặng 600.000.000 VNĐ cho Trung tâm Nhân đạo Quê Hương

GS.VS Hoàng Quang Thuận tặng 600.000.000 VNĐ cho Trung tâm Nhân đạo Quê Hương

GS.VS Hoàng Quang Thuận đại diện cho Viện Công nghệ Viễn thông trao tặng phần mềm trị giá 3 tỷ đồng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử cho tỉnh Quảng Bình ngày 18/7/2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận đại diện cho Viện Công nghệ Viễn thông trao tặng phần mềm trị giá 3 tỷ đồng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử cho tỉnh Quảng Bình ngày 18/7/2017

Năm 2008, GS.VS Hoàng Quang Thuận tham gia bán đấu giá bức tranh đá quý “Mùa xuân” với giá 1,5 tỷ trong đêm ca nhạc “Bình yên Cuộc sống” tặng cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cũng năm 2008, ông cùng với Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước – TBT Báo CAND thực hiện chương trình đêm thơ nhạc “Tiếng lòng và giọt mưa xuân” được 21 tỷ mua 1000 con trâu tặng bà con vùng đồng bào miền núi phía Bắc,…

Năm 2014 được sự tài trợ của Ni sư trưởng Thích Nữ Diệu Nghĩa – Viện Chủ hệ thống núi Bà Tây Ninh – Ông và Đài Truyền hình ANTV làm chương trình từ thiện tặng 4 tỷ đồng cho 4 trường học sinh bán trú miền núi phía Bắc…

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới (3-2015)

GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo Thế giới (3-2015)

Năm 2015, được sự ủng hộ của ông Phạm Nhật Vũ – TGĐ Công Ty Truyền hình An Viên (AVG) ông đã xây dựng 2 cây cầu vượt lũ tải trọng 30 tấn bê tông cốt thép cho 2 xã Đức Hóa và xã Phong Hòa của huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình; năm 2016 ông đứng ra ủng hộ cho Trung tâm Nhân đạo Quê hương tỉnh Bình Dương 800 triệu đồng; năm 2017 ủng hộ 200 triệu đồng… Dù đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa cho cộng đồng xã hội, nhưng từ trong suy nghĩ của mình, ông không mong được nhận những lời cảm ơn, sự khen tặng, điều duy nhất mà ông mong muốn đó là được nhìn thấy niềm vui và nụ cười nở trên môi của những mảnh đời bất hạnh đó.

Đặc biệt, vinh dự vào tối 17/6/2017, ông là thành viên Hiệp hội Kỷ lục Thế giới thay mặt cho Hiệp hội Kỷ lục Thế giới cùng với Phó Tổng thư ký Liên minh Kỷ lục Thế giới – bà Jyoti Yats trao xác lập kỷ lục Thế giới Hang Sơn Đoòng là “Hang động tự nhiên đẹp nhất Thế giới” và “Hang động lớn nhất Thế giới” đến ông Nguyễn Hữu Hoài – Chủ tịch ỦBND tỉnh Quảng Bình. Đây là chương trình có đại diện các Ban bộ ngành Trung ương như Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn, đồng chí Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình , Bí thư – Tỉnh trưởng Khăm Muộn, nước Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào cùng đại diện lãnh đạo các chính quyền, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình và các tỉnh bạn trên cả nước.

Đêm ngày 17/6/2017 GS.VS Hoàng Quang Thuận thành viên Hiệp hội Kỷ lục thế giới thay mặt Hiệp hội Kỷ lục Thế giới trao bằng xác lập Kỷ lục Thế giới của Hang Sơn Đoòng đến ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Đêm ngày 17/6/2017 GS.VS Hoàng Quang Thuận thành viên Hiệp hội Kỷ lục thế giới thay mặt Hiệp hội Kỷ lục Thế giới trao bằng xác lập Kỷ lục Thế giới của Hang Sơn Đoòng đến ông Nguyễn Hữu Hoài – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Tối 26/8/2018, Hội kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục Việt Nam tổ chức hội ngộ các tổ chức kỷ lục thế giới lần 2 năm 2018 và hội ngộ kỷ lục gia VN lần thứ 35 tại TP.HCM. Cuộc hội ngộ có sự tham dự của nhiều lãnh đạo của Liên minh kỷ lục thế giới, Tổ chức kỷ lục Châu Á, tổ chức kỷ lục của nhiều nước. Đây là lần đầu tiên Hội kỷ lục gia VN và Tổ chức kỷ lục VN đăng cai hội ngộ các tổ chức kỷ lục quốc gia trên thế giới lần thứ hai sau kỳ hội ngộ lần thứ nhất tổ chức tại Ấn Độ. Đây là kỳ hội ngộ đánh giá sự sang trang của Tổ chức kỷ lục VN trong việc mở rộng hợp tác, gắn kết với tổ chức kỷ lục trong khu vực và thế giới.

Ngài David Moline - Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Hoa Kỳ và GS.VS Hoàng Quang Thuận tại chương trình Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần 2

Ngài David Moline – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Hoa Kỳ và GS.VS Hoàng Quang Thuận tại chương trình Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần 2

GS.VS Hoàng Quang Thuận nhận bảng vàng ghi danh “Trí thức tiêu biểu đóng góp tích cực cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội” năm 2018

GS.VS Hoàng Quang Thuận nhận bảng vàng ghi danh “Trí thức tiêu biểu đóng góp tích cực cho sự phát triển Kinh tế – Xã hội” năm 2018

Tại sự kiện quan trọng này, GS.VS Hoàng Quang Thuận – Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục cho các kỷ lục gia góp phần quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới.

Bà Phan Thị Kim Thanh và cháu nội Thiên An

Bà Phan Thị Kim Thanh và cháu nội Thiên An

Mái ấm gia đình – nơi bến đỗ bình yên nhất của cuộc đời

Cuộc đời tựa như một dòng sông dài, có lúc ào ào cuộn chảy có khi lại lắng đọng ân tình. Lật lại trang sách cuộc đời mình, dẫu trải qua một chặng đường dài, với ông, tất cả như mới chỉ là ngày hôm qua. Để có được những thành công ấy, ngoài sự nỗ lực của bản thân ông, còn có sự động viên giúp đỡ từ người thân. Nếu như mẹ là người đã đặt nền móng cho ông trong bước đường đời đầu tiên thì người phụ nữ thứ hai trong cuộc đời Nhà khoa học Hoàng Quang Thuận là người vợ thảo hiền, người đã đóng góp không nhỏ những thành công trong hiện tại của ông. Bà là Phan Thị Kim Thanh, bà xuất thân trong một gia đình hoàng tộc và là Hậu duệ đời thứ 6 của Hoàng tử Diên Khánh triều Nguyễn, bà từng là nhà giáo và sau đó chuyển sang công tác tại Viện Công nghệ Viễn thông – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Dưới con mắt của người chồng, người con, bà luôn là hiện thân cho mẫu người phụ nữ truyền thống đằm thắm, đôn hậu, chịu thương chịu khó. Bà luôn hiểu và thông cảm cho công việc của chồng, chăm lo, vun vén cho tổ ấm gia đình để ông yên tâm công tác. Ông có 3 người con trai, các con ông đều nối nghiệp học hành của gia đình, dòng tộc và hiện nay giữ nhiều vị trí xứng đáng trong xã hội.

GS.TS Hoàng Quang Trung

GS.TS Hoàng Quang Trung

Người con cả là GS.TS Hoàng Quang Trung, sinh năm 1978 tốt nghiệp xuất sắc Tiến sĩ ngành Hóa dầu tại University Oklahoma năm 2010, hiện anh đang giảng dạy cao học tại University Houston Clear Lake TX Hoa Kỳ, vợ của GS Hoàng Quang Trung cũng tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Oklahoma.

GS.TS Hoàng Trung Thành

GS.TS Hoàng Trung Thành

Người con trai thứ hai là GS.TS Hoàng Trung Thành sinh năm 1980 tốt nghiệp Tiến sĩ xuất sắc tại University Claremont Graduate, anh từng giảng dạy cao học tại trường Claremont, hiện nay anh đã trở về Việt Nam và công tác tại Viện Công nghệ Viễn thông – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đóng góp tài năng và công sức của mình cho đất nước, vợ của GS Hoàng Trung Thành cũng là Tiến sĩ Dược.

Người con trai út là Hoàng Kim Thiên sinh năm 1991, đã tốt nghiệp xuất sắc khoa Kinh tế tại trường Đại học Houston TX Hoa Kỳ và đang chuẩn bị làm nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ.

Cử nhân Hoàng Kim Thiên

Cử nhân Hoàng Kim Thiên

Điều tuyệt vời nhất của tạo hóa là tạo ra mái ấm gia đình. Sẽ không nơi nào có đủ ấm áp, đủ yêu thương, đủ chất chứa những tiếng cười… Đủ mọi thứ để có thể gom về hai chữ “ Hạnh phúc” trọn vẹn như nơi ấy. Ông tự hào chia sẻ: “Một ngày của tôi thật sự bận rộn với công việc quản lý ở cơ quan nhưng gia đình luôn là nơi mà tôi nghĩ đến đầu tiên mỗi khi tìm một động lực để phấn đấu”. Niềm vui cứ thế nhân lên khi ông, bà lần lượt được ẵm bồng các cháu nội ngoan ngoãn. Chứng kiến sự lớn khôn, trưởng thành của các thành viên trong mái nhà ba thế hệ, đó chính là niềm hạnh phúc của đấng sinh thành mà khó có từ nào có thể diễn tả hết.

Chúng ta trân trọng một con người đam mê khoa học, một người thi sĩ mang sắc thái riêng Hoàng Quang Thuận và một con người giàu lòng nhân ái. Tôi hiểu, phải an lạc trong cõi thiền định con người thì ông mới đạt đến ngưỡng cao nhất của trí tuệ như vậy! Dấu chân hằn in trên mỗi bước đi cuộc đời dù gió bụi thời gian, dù thăng trầm, xoay vần của tạo hóa cũng không đủ sức che phủ “cuốn từ điển sống Hoàng Quang Thuận”. Phải chăng, ông là sứ giả của cảnh giới người xưa vân du xuống trần thế để mỗi bước chân ông đi qua, người ta lại thốt lên rằng:“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy – Ta có thêm một ngày nữa để yêu thương”.

GS.VS Hoàng Quang Thuận vinh dự được Liên hiệp UNESCO trao tặng danh hiệu “Nhà Quản lý theo tiêu chí đạo đức toàn cầu – Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến

GS.VS Hoàng Quang Thuận vinh dự được Liên hiệp UNESCO trao tặng danh hiệu “Nhà Quản lý theo tiêu chí đạo đức toàn cầu – Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến

Một “bức chân dung” đầy đủ về GS.VS Hoàng Quang Thuận, chắc sẽ không thể kể hết được chỉ trong vài trang giấy. Trên đây chỉ là đôi nét phác họa, từ góc nhìn của một người từ xa quan sát. Và một cái nhìn phác họa từ xa, hẳn chỉ có thể soi sáng được đôi ba “vấn đề”. Dẫu vậy, ông vẫn chỉ khiêm nhường khi nói về những thành quả của mình. Rất nhiều người yêu mến và cảm phục ông, còn chúng tôi – người thực hiện bài viết thì lại thật tiếc vì không có thêm dung lượng để giới thiệu với độc giả nhiều hơn về một nhà khoa học tài năng ấy. Thay cho lời kết, xin được gửi lời chúc hạnh phúc – sức khỏe đến ông và gia đình để có thể tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho khoa học nước nhà.

NHẬT KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA GS.VS HOÀNG QUANG THUẬN TẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CẤP CAO APEC 2017

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và GS.VS Hoàng Quang Thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và con trai Hoàng Kim Thiên tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và con trai Hoàng Kim Thiên tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Tuần lễ cao cấp APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Tuần lễ cao cấp APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và AHLĐ Lê Văn Kiểm tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và AHLĐ Lê Văn Kiểm tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận tham dự buổi phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận tham dự buổi phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và các thành viên VCCI và đại biểu tham dự APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và các thành viên VCCI và đại biểu tham dự APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận tham dự buổi phát biểu của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận tham dự buổi phát biểu của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

Từ trái sang phải: Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - Lê Trường Lưu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, GS.VS Hoàng Quang Thuận và TGĐ hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Airline - Dương Chí Thành

Từ trái sang phải: Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế – Lê Trường Lưu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, GS.VS Hoàng Quang Thuận và TGĐ hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Airline – Dương Chí Thành

GS.VS Hoàng Quang Thuận tham dự buổi chiêu đãi các Nguyên thủ Quốc gia do Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân chủ trì tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận tham dự buổi chiêu đãi các Nguyên thủ Quốc gia do Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân chủ trì tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và TS.Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận chụp ảnh cùng các đại biểu Peru tham gia Tuần lễ cao cấp APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận chụp ảnh cùng các đại biểu Peru tham gia Tuần lễ cao cấp APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính tại Hội nghị APEC 2017

GS.VS Hoàng Quang Thuận và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính tại Hội nghị APEC 2017

(UNESCO Việt Nam)

Gửi phản hồi